Năm 2017, Liên đoàn Bóng đá Timor Leste (FFTL) vướng vào bê bối nghiêm trọng khi bị phát hiện sử dụng hàng loạt cầu thủ nhập tịch không hợp lệ, gây chấn động bóng đá châu Á. Sự việc bắt nguồn từ đơn khiếu nại của Liên đoàn Bóng đá Palestine sau khi chứng kiến Timor Leste thi đấu ấn tượng tại vòng loại thứ hai World Cup 2018, trong đó có trận hòa 1-1 gây bất ngờ trước chính Palestine.

Cuộc điều tra của AFC và FIFA sau đó xác định FFTL đã làm giả giấy tờ để hợp thức hóa quốc tịch cho 12 cầu thủ gốc Brazil. Trong số này, 9 người từng thi đấu tổng cộng 29 trận cho tuyển Timor Leste ở các giải đấu do AFC và FIFA quản lý, bao gồm 7 trận thuộc hệ thống FIFA.

Dùng cầu thủ nhập tịch trái phép, đội bóng Đông Nam Á từng bị FIFA phạt nặng như thế nào? - Ảnh 1.

AFC ra thông báo nhấn mạnh: “Các tài liệu mà FFTL trình bày, cho rằng nhóm cầu thủ Brazil có bố hoặc mẹ sinh ra tại Timor Leste, đều là giả mạo”.

Với hành vi vi phạm nghiêm trọng này, FFTL phải nhận án phạt nặng:

Tuyển quốc gia Timor Leste bị cấm tham dự vòng loại Asian Cup 2023.

Kết quả 29 trận đấu có sự góp mặt của các cầu thủ không hợp lệ bị hủy.

FFTL bị phạt hành chính 76.000 USD (khoảng 1,97 tỷ đồng).

Tổng thư ký FFTL, ông Amandio de Araujo Sarmento, bị cấm tham gia hoạt động bóng đá trong 3 năm.

Một quan chức khác liên quan cũng bị phạt 3.000 USD.

Dùng cầu thủ nhập tịch trái phép, đội bóng Đông Nam Á từng bị FIFA phạt nặng như thế nào? - Ảnh 2.
Patrick Fabiano (áo đỏ) thi đấu 8 trận và ghi 2 bàn cho đội tuyển Timor Leste trước khi bị FIFA tước quyền

Cầu thủ Patrick Fabiano, một trong những người gốc Brazil thi đấu cho Timor Leste, sau này chia sẻ: “Tôi không có bất kỳ mối liên hệ gốc gác nào với Timor Leste. Tôi chỉ nhận lời mời khi đang chơi bóng ở UAE và được yêu cầu tập trung, thi đấu. Việc đăng ký là do người phụ trách lo liệu, chúng tôi không làm giả giấy tờ”.

FIFA quy định nghiêm ngặt về điều kiện nhập tịch cầu thủ

Theo FIFA, để một cầu thủ được phép thi đấu cho đội tuyển quốc gia mới, cần đáp ứng một trong các tiêu chí sau nếu chưa từng thi đấu quốc tế cho đội tuyển cũ:

Sinh ra tại quốc gia đó.

Có cha hoặc mẹ sinh ra tại quốc gia đó.

Có ông bà sinh ra tại quốc gia đó.

Đã cư trú liên tục ít nhất 5 năm tại quốc gia đó sau khi đủ 18 tuổi.

Dùng cầu thủ nhập tịch trái phép, đội bóng Đông Nam Á từng bị FIFA phạt nặng như thế nào? - Ảnh 3.

Hiện nay, nhiều đội tuyển Đông Nam Á tích cực sử dụng cầu thủ nhập tịch hợp lệ. Tuyển Việt Nam có Nguyễn Xuân Son – cầu thủ đã sống đủ 5 năm tại Việt Nam, đủ điều kiện theo mục (d). Indonesia có nhiều cầu thủ gốc nước ngoài nhưng sinh ra trong nước hoặc có cha mẹ là người bản địa, thuộc diện (a) và (b). Trong khi đó, tuyển Malaysia sở hữu những cái tên Nam Mỹ đủ điều kiện thi đấu nhờ ông bà có gốc gác Malaysia – thuộc diện (c).

Bê bối của Timor Leste là bài học điển hình về hậu quả của việc vi phạm quy định nhập tịch cầu thủ, đồng thời là lời cảnh báo đối với các đội bóng đang theo đuổi chiến lược dùng cầu thủ nhập tịch để nâng cao thành tích.

Share.